QA là gì? Làm thế nào để dễ dàng nhận biết và phân biệt giữa QA và QC

QA là gì? Đối với các bạn đã hoặc đang làm việc tại các công ty hay xí nghiệp thì chắc chắn sẽ khá quen thuộc với thuật ngữ này. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa chính xác của thuật ngữ này. Thậm chí có những bạn còn nhầm lẫn giữa QA và QC. Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn ý nghĩa chính xác nhất của thuật ngữ QA. Cách phân biệt giữa QA và QC đơn giản nhất nhé!

QA là gì?

_ QA (Quality Assurance) có nhiệm vụ quan sát, quản lý và đảm bảo về chất lượng. Trong việc xây dựng một hệ thống, một quy trình sản xuất cho công ty theo một chuẩn mực quy định. Quản lý chặt chẽ mọi tiêu chuẩn chất lượng trong từng giai đoạn từ khâu nghiên cứu biến đổi thị trường. Thiết kế … cho tới khâu sản xuất ra thành phẩm cuối cùng và hạn mức tiêu thụ trên thị trường, chế độ chăm sóc khách hàng.

_ Nhiều người thường hay nhầm lẫn giữa QA và QC là một, chúng đều là công việc giám sát về chất lượng. Bạn có biết không tính chất công việc này lại hoàn toàn khác nhau.

QA là gì?

QA là gì?

_ Mục đích của việc đảm bảo về chất lượng nhằm giúp nâng cao hiệu quả, chất lượng của công việc. Mang lại lợi ích cho công ty, hạn chế tối đa những chi phí gây thất thoát.

QC là gì?

– QC là kiểm tra chất lượng (thuật ngữ viết tắt của Quality Control).

– QC là một bộ phận rất quan trọng trong một quy trình quản lý chất lượng. Đây là các công việc liên quan tới kiểm tra, kiểm soát, đánh giá về chất lượng các sản phẩm. Các hàng hóa trước khi thực hiện các quy trình đóng gói, cấp phép cho lưu hành rộng rãi trong thị trường.

– QC được tiến hành song song tại từng khâu của một quy trình sản xuất. Nhằm có thể tối đa hóa chất lượng của sản phẩm.

– Một sản phẩm để có thể tiếp cận gần hơn với khách hàng thì chỉ khi. Sản phẩm đó có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với mặt bằng chung, và điều quan trọng hơn hết. Đó là có chất lượng tốt, có thể thỏa mãn được hầu hết nhu cầu. Về mặt vật chất và tinh thần của các khách hàng. Chính vì vậy, mà có thể nói rằng QC chính là một bộ phận giữ vai trò rất quan trọng. Và không được thiếu trong quá trình sản xuất sản phẩm của một doanh nghiệp.

Công việc của nhân viên QA

– Thiết lập, xây dựng sổ tay cũng như các quy trình về trong một hệ thống quản lý chất lượng ngay tại nơi áp dụng. Thông qua hệ thống đạt tiêu chuẩn quốc tế như là: ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000 hoặc tiêu chuẩn ASME,…

– Đề xuất ra các quy trình phát triển của sản phẩm cho phù hợp với từng yêu cầu quy định của dự án. Thông qua hoạt động áp dụng những quy trình và tiêu chuẩn quản lý chất lượng.

– Đánh giá nội bộ cho hệ thống quản lý chất lượng mỗi năm của công ty. Từ đó sẽ có những điều chỉnh, thay đổi làm sao cho phù hợp với mỗi một sản phẩm.

– Đánh giá chất lượng của các nhà cung cấp cũng như một số nhà thầu đang thực hiện hoạt động hợp tác với công ty.

– Huấn luyện các bộ phận gắn liền với việc áp dụng hệ thống và tiêu chuẩn chất lượng. Cho phù hợp với thực tại sản xuất của công ty.

Công việc của nhân viên QC

Trên thực tế, hai khái niệm các nhân viên QA và các nhân viên QC vẫn thường hay bị nhầm lẫn với nhau. Để có thể tìm hiểu chắc chắn công việc của nhân viên QC là gì. Mời các bạn cùng phân biệt hai khái niệm hoàn toàn khác nhau này.

_ QC (Quality Control) là nhân viên thực hiện kiểm soát chất lượng tại các nhà máy, các doanh nghiệp sản xuất. (Người ta còn gọi là nhân viên KCS) –  sẽ trực tiếp thực hiện kiểm tra mỗi khâu trong quá trình sản xuất. Để có thể đảm bảo chất lượng của đầu ra theo các tiêu chuẩn được quy định sẵn.

_ QA (Quality Assurance) là nhân viên thực hiện đảm bảo chất lượng tại các nhà máy, các doanh nghiệp sản xuất – Có vai trò xây dựng hệ thống, quá trình sản xuất, quản lý về chất lượng, giám sát, đo lường. Công việc thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng được đề ra.

Thông thường, nhân viên QC sẽ được chia thành 3 vị trí:

– Nhân viên thực hiện kiểm soát chất lượng của đầu vào (PQC)

– Nhân viên thực hiện kiểm soát chất lượng của quá trình sản xuất (PQC)

– Nhân viên thực hiện kiểm soát chất lượng của đầu ra (OQC).

Mỗi vị trí này sẽ tương ứng với một khâu tương đương trong quy trình sản xuất ra sản phẩm.

Rate this post