Cách làm mái tôn – Giúp công trình nhà bạn kéo dài tuổi thọ

Cách làm mái tôn, thay tôn mới đúng quy trình, đúng kỹ thuật. Mái tôn là một bộ phận không thể thiếu trong một ngôi nhà, có tác dụng che chắn nắng mưa, tác động từ thời tiết. Do đó, quy trình thi công, lắp đặt phải đảm bảo đạt chất lượng, đúng kỹ thuật thì mới có thể bảo vệ ngôi nhà, bảo vệ người sử dụng. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm tôn khác nhau, phương pháp thi công cũng khác nhau. Vậy nên, bạn cần phải nắm rõ phương pháp thi công của từng loại để có thể đạt chất lượng yêu cầu. Các bước thực hiện lợp mái tôn thì khá dễ dàng, tuy nhiên bạn cần có đầy đủ các dụng cụ để phục vụ cho quá trình thi công. Chi tiết các dụng cụ An Bình sẽ hướng dẫn sau.

Trên thực tế, không phải ai cũng nắm rõ được các sản phẩm tôn này. Tuỳ vào mỗi công trình, chúng ta sẽ chọn ra loại tôn cho phù hợp cũng như phương pháp thi công phù hợp. Bạn ngại việc tự thực hiện, bạn không nắm rõ về sản phẩm này. Hãy liên hệ cho Trường Phong để được hỗ trợ, tư vấn chọn ra sản phẩm tôn phù hợp với mục đích sử dụng. Cũng như, được đảm bảo về chất lượng, chế độ bảo hành lâu dài.. Trường Phong là đơn vị chuyên thi công – lắp đặt mái tôn hàng đầu hiện nay tại Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.. Nếu bạn có nhu cầu hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé. An Bình hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng ở mọi nơi.

Cách Làm Mái Tôn Đảo Bảo Đạt Chất Lượng Được An Bình Áp Dụng Trong Nhiều Công Trình

1.Quy trình chuẩn bị

Cách đo mái tôn

_ Cách đo độ dốc của mái tôn: Chúng ta xác định bằng khoảng cách của điểm cao nhất với điểm thấp nhất. Quy định đạt tiêu chuẩn của độ dốc mái tôn là <8%. Với mái càng dốc thì thoát nước sẽ càng nhanh nhưng sẽ càng hao vật liệu làm mái.

_ Độ dốc của mái tôn = chiều cao của mái/chiều dài của mái

Cách làm mái tôn

Cách làm mái tôn

Tuy nhiên, độ dốc này còn tùy thuộc vào công trình nhà cấp 4 hay nhà tầng hoặc nhà xưởng… Chiều dài của mái cần thoát nước, dòng tôn sử dụng là dòng nào để có thể tăng giảm độ dốc của mái. Cũng như tính thẩm mỹ của công trình mà chọn độ dốc cho phù hợp.

Diện tích cần thi công = chiều dài x chiều rộng x độ dốc

Mua vật liệu

Dựa vào kết quả tính toán độ dốc và diện tích, mà bạn có thể tính được số lượng tấm tôn cần mua. Lựa chọn loại vật liệu theo nhu cầu, cho phù hợp với công trình.

Chuẩn bị dụng cụ cần thiết: Cưa xoi hay máy cắt kim loại, súng bắn ghim, dòng máy khoan chuyên dụng, mũi khoan các loại, đinh vít đóng mái ¼ inch, các đinh vít lợp kim loại và vít gỗ tự hàn kín.

Chuẩn bị vị trí thi công

Bạn nên chuẩn bị một thùng lớn chứa phế liệu (các tấm lợp cũ hoặc các mảnh vụn). Nơi đặt các thiết bị, giàn giáo hoặc thang phục vụ cho quá trình thi công.

2.Quy trình thi công làm mái tôn

Bước 1: Bố trí các viền bao quanh

Diềm mái và mái hắt chính là các dải tôn dài được dùng để bao quanh tất cả chu vi của mái nhà. Lấy đinh vít đóng viền mái ¼ inch nhằm cố định chúng vào với mái nhà. Nên đặt sao cho chồng lên các cạnh nơi máng nước (nếu có).

Bước 2: Lắp đặt mái tôn

_ Lắp đặt tôn từ trên đỉnh cao nhất rồi tiến dần về mép mái. Tấm lợp đầu tiên sẽ đặt nhô mép ít nhất ¾ inch. Lấy đinh vít đầu loại có vòng đệm cao su nhằm cố định chúng. Khoảng cách giữa từng đinh vít khoảng 12 inch.

_ Tiếp tục sắp xếp các tấm lợp khác, chúng phải được gối lên nhau khoảng ít nhất 1 inch. 

_ Tiếp tục thực hiện cho đến khi các tấm tôn này có thể bao phủ toàn bộ mái nhà. Lắp các tấm tôn này khít vào nhau, bạn có thể lấy keo silicone để siết chặt về hướng các cạnh, giúp cho các tấm lợp này được gắn chặt hơn.

Bước 3: Lắp đặt tôn – che lấp các khe nối

Nên dùng máng che mái và uốn cong tấm che ra thành chữ V để khớp với phần nóc mái. Xác định độ rộng máng khe nối mà bạn có thể sử dụng 1 hoặc 2 hàng ốc vít.

Bước 4: Hoàn thành quá trình lắp đặt

_ Đảm bảo các tấm tôn được phủ lên toàn bộ mái nhà

_ Kiểm tra các cạnh mái tôn

_ Kiểm tra các đinh vít 

_ Dọn dẹp khu vực thi công

Rate this post